Cẩm nang luyện cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản đến nâng cao
Nhiều bạn đã dành hàng chục năm để học tiếng Anh nhưng với họ ngôn ngữ này vẫn thực sự mông lung. Trong đó, vấn đề về ngữ pháp, liên kết các từ thành câu hoàn chỉnh chính là yếu tố khiến họ bối rối. Dưới đây là cẩm nang luyện cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn cải thiện đáng kể trình độ anh ngữ của mình.
Bạn đã dành bao nhiêu thời gian luyện ngữ pháp?
Có nhiều người chia sẻ, từ chương trình tiểu học, trung học đến phổ thông, họ đã được học rất nhiều điểm ngữ pháp tại trường của mình. Những cấu trúc này khiến họ mệt mỏi, mãi vẫn chưa thể áp dụng. Nhưng khi được hỏi, mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để luyện ngữ pháp, họ cũng bối rối như chính khả năng sử dụng anh ngữ của mình, vì họ không thực sự đầu tư vào việc học.
Nếu lâu lâu bạn mới hứng khởi lên, học tiếng Anh trong 1 – 2 tiếng, sau đó để sách vở bị vùi lấp theo thời gian. Một đến hai tháng sau, thậm chí nửa năm, một năm sau mới tìm lại được “tinh thần” học tập tiếp, liệu khả năng ngữ pháp của bạn có thể cải thiện?
Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thực tế không quá phức tạp. Như đã chia sẻ, đây chỉ là yếu tố giúp bạn kết nối chủ ngữ, động từ, giới từ,… thành một câu hợp lý. Chỉ cần chăm chỉ, bạn hoàn toàn có thể học và áp dụng.
Không giống như từ vựng, số lượng cấu trúc ngữ pháp cũng có giới hạn. Số lượng thường dùng trong cuộc sống hằng ngày càng không quá nhiều. Tại sao bạn chưa bắt đầu nhiệt tình với nó?
Nói vậy không có nghĩa ngày nào cũng phải học 2 tiếng, 5 tiếng với phần này. Bạn chỉ cần đầu tư từ 15 – 30 phút, hằng ngày, liên tục trong một tuần, bạn sẽ thấy sự tiến bộ tuyệt vời của mình. Vì vậy, hãy lặp đi lặp lại hành động ôn luyện chăm chỉ này trong nhiều ngày nhiều tháng, bạn sẽ nắm được cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao thành thạo nhất.
Bạn đã có phương pháp học tập hợp lý?
Một số bạn học cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh đã dành rất nhiều thời gian, nhưng mãi vẫn chưa áp dụng được vào thực tế. Tức là có hai trường hợp, thứ nhất, bạn hoàn toàn không nắm được lý thuyết, bạn cảm thấy mệt mỏi chán nản. Bạn cảm thấy mình không có năng khiếu để học môn này. Đó có phải là bạn không?
Hay bạn thuộc trường hợp thứ hai, thuộc cấu trúc, có thể sử dụng vào các bài thi và kiểm tra, nhưng khi đặt câu đưa vào văn nói và viết thì không biết bắt đầu như thế nào. Đây cũng là kiểu bất lực với một số bạn. Tại trường học, điểm số tiếng Anh của bạn có thể khá cao, nhưng không mang ý nghĩa gì nếu không thể sử dụng.
Cả hai cách trên đều bắt nguồn từ một nguyên nhân, bạn đang học sai phương pháp. Phần lớn mọi người chọn cách học dễ dàng cho mình nhất, học thuộc lòng công thức. Nhưng thực tế, đây là cách học cực kỳ khó hiểu và khó áp dụng vào thực tế.
Ví dụ: Đối với các câu điều kiện, các bạn sẽ học thuộc ba cấu trúc của câu điều kiện gồm:
Điều kiện loại 1: If + S + V(s, es) , S + Will/Can/Shall… + V1
Điều kiện loại 2: If + S + V2, S + Would/Should… + V1
Điều kiện loại 3: If + S + had + V3, S + Would … + have + V3
Đối với các bạn thuộc trường hợp 1, ba cấu trúc này quá giống nhau, dễ nhầm lẫn, không thể phân biệt. Khiến các bạn không thể nắm bắt, không thể hiểu để làm kể cả chỉ làm bài kiểm tra tại trường.
Đối với các bạn thuộc trường hợp 2, cấu trúc các bạn nắm được, nhưng không thực sự hiểu trường hợp nào có thể sử dụng từng loại câu. Chính vì vậy, khi làm bài thường dựa vào dấu hiệu để chia động từ. Do đó, không ứng dụng được trong giao tiếp hoặc văn viết thường ngày.
Có phương pháp học hợp lý cực kỳ quan trọng nếu muốn thành công với tiếng Anh. Gợi ý về cách học cấu trúc ngữ pháp sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết.
Phương pháp học ngữ pháp chuẩn nhất
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp theo đuổi cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh được nhiều người áp dụng. Một số cách học có thể gợi ý gồm: học qua sách, truyện, sáng tạo câu chuyện cho riêng mình, vừa học vừa chơi, chú ý đến câu nói của người bản xứ,…. Dù là cách học nào, bạn có chú ý điểm chung của chúng là gì không?
Tất cả các phương pháp trên đều không yêu cầu bạn học thuộc cấu trúc, giống như chúng ta vẫn làm. Bạn cần đọc nhiều ví dụ, phân tích câu và tự xác định cấu trúc ngữ pháp cho ngữ cảnh ấy. Trong quá trình này, có thể tham khảo cấu trúc tổng quát đã được giới thiệu để hiểu cách dùng ở mỗi hoàn cảnh nhất định.
Nghe có vẻ mơ hồ, khó áp dụng, tốn thời gian học phải không? Dù vậy, đây chính là cách làm hiệu quả nhất. Thực tế các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh không quá nhiều, với cách học này bạn chỉ mất từ 1 – 3 tháng tùy thuộc thời gian học mỗi ngày, bạn đã có thể hoàn tất chương trình và thành thạo việc liên kết các từ thành câu hoàn chỉnh.
Nói về phương pháp, bạn có thể hiểu các bước áp dụng như sau:
Bước 1: Đọc ví dụ, phân tích ngữ cảnh.
Bước 2: Xác định cấu trúc câu tương tự với cấu trúc ngữ pháp nào thường học. Ngữ cảnh tương ứng với trường hợp nào khi áp dụng cấu trúc ấy.
Bước 3: Đặt từ 3 – 5 ví dụ tương tự để hiểu cách áp dụng cụ thể. Đây là bước quan trọng nhất, bạn đặt càng nhiều trường hợp tương ứng, bạn càng hiểu cách dùng, từ đó, khả năng ngữ pháp của bạn càng tốt hơn.
Ngoài ra, nếu bạn chỉ có nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp cho cuộc sống hằng ngày, cho công việc, bạn có thể lưu ý đến tỷ lệ 80/20. Có nghĩa là 20% cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh được dùng trong 80% giao tiếp hằng ngày. Đầu tư thật kỹ thời gian cho những cấu trúc dạng này để phát triển tốt nhất khả năng sử dụng anh ngữ.
Bạn đã có kênh học ngữ pháp chất lượng?
Muốn học tốt tiếng Anh, ngoài phương pháp, bạn cũng cần có nguồn tài liệu chất lượng. Tìm cho mình một kênh học hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tiếng Anh nhanh nhất. Hãy chọn những sách, giáo trình đã được kiểm chứng, kiểm nghiệm và được nhiều người sử dụng, công nhận. Nguồn học chất lượng bạn sẽ được cung cấp thông tin chuẩn nhất.
Các tài liệu sách, giáo trình sử dụng phổ biến cho việc học tiếng Anh khá đa dạng, bạn có thể tham khảo tài liệu của các nhà xuất bản nổi tiếng như:
English Grammar In Use
Complete English Grammar Rules
Ngoài ra, sách báo, tạp chí, tiểu thuyết nước ngoài cũng là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn học tốt và cải thiện khả năng ngữ pháp. Sử dụng kênh này để luyện tập, bạn còn cải thiện được nhiều kỹ năng khác đi kèm như: Reading, Writing, Vocabulary,… Do đó, hãy xem xét chọn kênh học phù hợp để phát triển các kỹ năng một cách toàn diện nhất.
Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản làm nền tảng nâng cao
Như đã giới thiệu ở trên, cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản sẽ giúp bạn đáp ứng được khoảng 80% cuộc trò chuyện, viết email, đọc báo và tiểu thuyết hằng ngày. Vì vậy, hãy học các cấu trúc này chuẩn nhất, thành thạo nhất trước khi bắt đầu xem xét đến những yếu tố nâng cao khác.
1. Cấu trúc cơ bản của một câu
Một câu tiếng Anh có thể rất đơn giản, nhưng đồng thời cũng rất phức tạp.
Ví dụ: I love ice cream.
I love chocolate ice cream very much.
Tuy nhiên, dù cơ bản hay phức tạp, vẫn có những thành phần bắt buộc phải có trong câu. Nắm được vấn đề này trước khi học các yếu tố khác cực kỳ quan trọng nếu muốn xây dựng và phát triển lên cao. Cụ thể, cấu trúc đơn giản nhất của một câu chính là: S + V ( Chủ ngữ + Động Từ).
Bạn cần có chủ ngữ để cung cấp được thông tin: Ai?, Cái Gì?, Con gì? Đối với động từ, cần cung cấp trong câu để hiểu Làm gì? Như thế nào? Từ cấu trúc cơ bản này, người ta bắt đầu nâng cấp, chia thì tương lai, hiện tại, quá khứ để phân biệt. Mỗi trường hợp được sử dụng và xác định theo một cách riêng, mà bạn cần đầu tư để nắm bắt.
Với cấu trúc câu trên, người ta bắt đầu phát triển thêm, chủ ngữ gồm những yếu tố gì, động từ cần gì, tân ngữ có cần thiết hay không. Từ đó, xây dựng thành cấu trúc ngữ pháp cụ thể rõ ràng như hiện nay. Bắt đầu từ khái niệm đơn giản nhất để xây dựng hệ thống móng vững chắc, ngôi nhà kiến thức của bạn mới bền vững theo thời gian. Cấu trúc câu được xây dựng trên nền tảng này rất đa dạng:
S + V + O
Ví dụ: I love cookies / Mai reads this book.
S + V + Adv
Ví dụ: She works hard / Chi runs slowly.
S + V + O + Adv
Ví dụ: Huy kicks the ball hard / She sing that song out loud.
S + V + Adj
Ví dụ: Trang looks beautiful / This film is boring.
2. Những lưu ý về từ loại trong ngữ pháp tiếng Anh
Từ loại trong câu là yếu tố quan trọng và có vẻ khiến nhiều bạn trẻ đau đầu khi xử lý tình huống dạng này. Khi nào dùng danh từ? Khi nào dùng tính từ và lúc nào là trạng từ? Tùy vị trí, ý nghĩa mà quyết định cách dùng khác nhau trong tiếng Anh.
Danh từ được dùng để chỉ vật, chỉ người, một sự việc,… Thông thường, danh từ được sử dụng làm chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ cho chủ ngữ, tân ngữ. Có nhiều cách để phân loại danh từ, ví dụ: danh từ chung – danh từ riêng, danh từ đếm được – danh từ không đếm được, danh từ cụ thể – danh từ trừu tượng. Mỗi loại, mỗi cách phân chia giúp bạn lưu ý được một cách sử dụng cho danh từ.
Động từ được sử dụng để mô tả hoạt động của con người, vật hoặc sự vật xác định. Đôi khi được dùng để mô tả hành động trạng thái của chủ ngữ.
Ví dụ: I am a student. “am” là động từ trong câu nhưng không thể hiện hoạt động và dùng chỉ trạng thái của chủ ngữ “I”.
Tính từ được sử dụng bổ ngữ cho danh từ hoặc đại từ, nhờ đó mô tả được đặc tính của con người, sự vật hoặc hiện tượng nào đó. Các vị trí thường gặp cho một tính từ gồm: trước danh từ, đứng một mình,….
Khi học về từ loại, bạn cần nắm được các vị trí khi sử dụng từ loại này. Tốt nhất nên đưa ra ví dụ cụ thể cho từng trường hợp. Các nhiều ví dụ, bạn càng nhớ lâu, từ đó đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc học ngoại ngữ của mình.
3. Các thì trong cấu trúc tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao
Hiện nay tiếng Anh có tổng cộng 12 thì, nhiều bạn cảm thấy con số này thực sự ám ảnh, khiến bạn cảm thấy bối rối. Tuy vậy, không phải tất cả các thì đều được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hiện nay. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp trục thời gian theo chiều ngang và dọc trong quá trình học để thấy được điểm khác biệt.
Ví dụ, hãy kết hợp học và so sánh ba thì quá khứ đơn, hiện tại đơn và tương lai đơn. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra điểm khác biệt trong cách dùng của những thì này. Từ đó hiểu được và áp dụng vào thực tế nhuần nhuyễn nhất. Trong quá trình học các thì trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, dù thực hiện theo phương pháp nào, bạn cũng cần đáp ứng được các yếu tố sau:
Thứ nhất, hiểu được cấu trúc của các thì trong sử dụng. Ví dụ: đối với hiện tại đơn, cấu trúc là S + V(s/es). Bạn cần hiểu những trường hợp nào, động từ thêm “s”, những trường hợp nào động từ thêm “es”, hoặc đâu là trường hợp động từ ở dạng nguyên mẫu.
Thứ hai, hiểu được cách sử dụng trong từng trường hợp. Ví dụ: hiện tại đơn được sử dụng để diễn tả hành động lặp đi lặp lại, một thói quen hoặc một chân lý. Bạn đã nắm được các cách sử dụng này chưa? Như thế nào là hành động lặp đi lặp lại?
Thứ ba, xây dựng được các ví dụ từ cấu trúc đã học. Đây là bước quan trọng quyết định việc học của bạn có đạt được kết quả hay không? Thao tác này giúp bạn quen với việc sử dụng câu, từ đúng cấu trúc. Khi nói hoặc viết tiếng Anh sẽ sử dụng một cách chuẩn nhất, đem lại hiệu quả cao trong quá trình nâng cao trình độ.
Mỗi cách sử dụng, bạn nên lấy từ 2 – 3 ví dụ. Việc học cũng cần được ôn tập thường xuyên. Trong quá trình ôn, bạn cũng cần lấy thêm các ví dụ thực tế khác. Dựa vào những cấu trúc câu cơ bản nhất ở trên để xây dựng nội dung đơn giản nhưng chuẩn nhất.
Nếu muốn nâng cao trình độ, bạn có thể kết hợp xem xét kết hợp nhiều yếu tố trong ngữ pháp. Ví dụ, kết hợp thì, từ loại, vị trí,… để câu tiếng Anh dài hơn và chuyên nghiệp hơn. Nói chung, để đạt được đến bước này, bạn cần nhuần nhuyễn lý thuyết và các áp dụng của từng cấu trúc câu trước, sau đó, áp dụng để nâng cao trình độ.
Ngoài ra, đối với các bạn học tiếng Anh với mong muốn vượt qua các chứng chỉ cần thiết cho việc du học, định cư, công việc,… bạn cần chú ý đến dấu hiệu nhận biết thì để thực hiện bài kiểm tra trong thời gian ngắn nhưng chính xác nhất. Ví dụ, dấu hiệu của thì hiện tại đơn khi trong câu có every, usually, often, always,…
Nhuần nhuyễn cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản là bước đệm giúp bạn thành công trong việc học ngoại ngữ. Bạn muốn mình nói, viết được những câu hoàn chỉnh, đúng nghĩa, đây là yếu tố quan trọng cần nắm bắt. Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hi vọng bạn sẽ tìm được phương pháp học tập chuẩn nhất cho ngôn ngữ mang tính toàn cầu này.