Nhiều bố mẹ có chat với mình nhờ hỏi cách dạy con để con không cáu giận, không khóc lóc, dễ phối hợp với bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Các bạn ấy gặp rất nhiều khó khăn khi nuôi dạy con như: con thường hay phản kháng, con ko tập trung, con cáu giận thất thường, hay có bé thì lại hay buồn nhiều quá, trầm mặc ít nói, dễ tủi thân, thiếu tự tin. Có bé đến lớp toàn gây gổ, đánh bạn, trêu bạn.
Thực tế, dạy trẻ quản lý cảm xúc quan trọng không kém gì dạy trẻ các kiến thức hay kỹ năng khác ở trường. Một đứa trẻ, một con người nếu luôn có tinh thần vui vẻ, lạc quan, khi gặp khó khăn thì luôn hướng tới các giải pháp gắn liền với thực tế và hiệu quả thì người đó thực sự là một người vứt đâu cũng sống được.
Vậy làm thế nào để nuôi dạy được một bạn nhỏ như vậy, hóa ra đều có các bước dạy rất rõ ràng.
 
 
1. Trước khi dạy về cảm xúc phải xem xét kỹ vấn đề thể chất và sức khỏe. Hai yếu tố này ảnh hưởng cực lớn đến quá trình kiểm soát cảm xúc. Một người không khỏe sẽ ko thể kiểm soát được cảm xúc tốt.
Do đó, việc bố trí hoạt động thể thao, tập luyện cho các con là cực kỳ cần thiết. Mỗi tuần con nên có hoạt động thể chất từ 90-120p, 2-3 buổi/ tuần cho một môn thể thao nào đó và những ngày còn lại nên có hoạt động nhẹ như chơi với các bạn chạy nhảy, đi xe đạp độ 1 tiếng / ngày.
Xem xét xem giấc ngủ của con có đủ so với tuổi quy định của con hay ko? Thời lượng ngủ như sau:
– Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ (trước đó 11-13 giờ).
– Trẻ trong độ tuổi tiểu học (6-13 tuổi): 9-11 giờ (trước đó 10-11 giờ).
– Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ (trước đó 8,5-9,5 giờ).
– Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ (khuyến cáo mới có).
Xem xét xem chế độ ăn uống của con có đảm bảo ko, con có hay ăn các đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ như chiên và rán ko ? Bữa ăn tốt nhất là bữa ăn do gia đình nấu, ko cho đường, ít đồ chiên rán. Con ăn đủ 4 phần thịt, rau, hoa quả và tinh bột.
 
 
2. Quá trình dạy con quản lý cảm xúc:
2.1. Bước 1: NHẬN DIỆN CẢM XÚC: Dạy con nhận diện các cảm xúc đang diễn ra trong mình và gọi tên được nó. Cảm xúc là thứ rất lạ, nếu chúng ta nhìn nhận được nó thì nó lại nhanh chóng qua đi, còn nếu ta cứ dồn nén cảm xúc và ko gọi tên hay nhận diện nó thì nó sẽ sinh ra sự khó chịu bực dọc tăng lên, tích tụ lâu ngày sẽ khiến bạn rơi vào một trạng thái bùng nổ khi bị đồn nén cho đầy.
B1: Mình thường làm điệu bộ khuôn mặt cười, mếu, khóc và cho con gọi tên xem mẹ đang có cảm xúc gì. Cũng có thể cho con xem các clip về các dạng biểu cảm:
B2: Mình có vẽ hoặc mua các khuôn mặt lên sỏi và chơi trò viên sỏi nói lên cảm xúc của con. Bây giờ con vui hay con buồn, con ngạc nhiên, con thất vọng, con thích thú thì con hãy đi tìm một khuôn mặt tương ứng với cảm xúc của con và nhặt nó lên.
B3: Ngoài việc mô phỏng khuôn mặt hãy mô phỏng thêm hành vi, biểu hiện trên khắp các bộ phận của cơ thể để biểu hiện một cảm xúc nào đó. Và chơi trò đóng vai. Mình hay mở các lớp kịch nghệ cho con tham gia nhằm giúp con học cách biểu lộ và nhận diện được trạng thái nhân vật với những cảm xúc nhất định.
Vậy là dần dần, con học được cách nhận diện cảm xúc trên bản thân mình và trên người khác. Khi con biết nhận diện được mình đang vui hay đang buồn, lúc đó mới đến bước tiếp theo. Đặc biệt nếu bạn là giáo viên hay cha mẹ, bạn sẽ ko được giấu đi cảm xúc của mình trước mặt con. Bạn vui thì bạn nói là vui, bạn buồn bạn nói cho con là bạn buồn, bạn thất vọng thì bạn nói bạn thất vọng và nếu kèm được với lý do thì càng tốt. Việc được dẫn dắt bởi một người thầy, cô, bố mẹ, người lớn nhận diện cảm xúc tốt, nhạy cảm nhưng bình an sẽ giúp trẻ ko bị rối, bị mẫu thuẫn và dễ dàng nhận diện cảm xúc của mình hơn.
Ví dụ: nếu mẹ hôm nay gặp một ông khách hàng khó chịu, trong lòng ko vui, bực dọc thì nên về nhà chia sẻ với con là hôm nay mẹ không vui vì một khách hàng đã nói thế này này, làm mẹ thấy bị tổn thương ghê gớm, mẹ khó chịu lắm. Thực tế khi bạn có cảm xúc tiêu cực thì dù bạn có cố giấu đi, nói là mẹ ko sao, mẹ ổn thì bạn vẫn phát ra một trường năng lượng tiêu cực và con cái, người thân sẽ cảm nhận được. Khi bạn ko nói rõ ra cảm xúc, người thân và bé có thể cảm nhận nhưng ở trạng thái mơ hồ sẽ khiến họ dần cũng ko nhận ra cảm xúc của họ.
2.2. Bước 2: ĐỐI XỬ THẾ NÀO VỚI TỪNG CẢM XÚC ĐÃ NHẬN DIỆN RA, NHẤT LÀ NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC NHƯ LO LẮNG, SỢ HÃI, GIẬN, BUỒN…
Sau khi đã nhận diện được cảm xúc, biết chúng ta đang phải đối mặt với loại cảm xúc gì thì chúng ra mới có cách ứng xử phù hợp với nó
B1: DẠY HỌC SINH QUAN SÁT CẢM XÚC VÀ ĐỪNG VỘI LÀM GÌ CẢ. Khi các cảm xúc tiêu cực xuất hiện, nó sẽ thôi thúc các tế nào của bạn vận hành bao gồm tế bao trên từng bộ phận cơ thể và cả tế bào não của bạn và khuyến khích các tế bào này hành động như đốt năng lượng khiến bạn nóng rực, tăng cường nhịp tim khiến bạn bứt rứt khó chịu.
Lúc này nếu bạn hành động ngay lập tức thì sẽ khiến bạn hay phạm phải các sai lầm và gây tổn thương chính mình và người khác. Do đó, những lúc như vậy bạn nên tìm 1 nơi tĩnh, ngồi quan sát cảm xúc của mình và cho nó qua đi.
Cảm xúc là thứ rất lạ, nó đến và đi rất thất thường chứ hoàn toàn ko theo sự kiểm soát của lý trí con người, do đó, có lúc nó vô hại nhưng cũng có lúc nó gây tác hại vô cùng nếu bạn làm theo nó mà gây tổn thương mọi người. Bạn cần ngồi quan sát, ko phản kháng để từng tế bào ko phản ứng tức thì mà đợi phần phân tích logic của con người trong bạn vận hành thì bạn thường sẽ ra được các quyết định đúng đắn hơn, sát thực tế hơn.
NẾU CÓ ĐIỀU KIỆN BẠN NÊN TẠO RA MỘT GÓC XOA DỊU CẢM XÚC NHƯ ẢNH ĐỂ NGỒI QUAN SÁT CẢM XÚC, TRONG LỚP HỌC HAY NGOÀI LỚP HỌC ĐỀU CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC. Khi giáo viên, bố mẹ có ý thức hơn về việc ai cũng cần có thời gian tĩnh khi bùng nổ cảm xúc và lúc đó nên tạo cho chính mình và học sinh một không gian yên tĩnh để suy ngẫm thì học sinh sẽ quản lý cảm xúc tốt hơn.
Hãy cảnh báo, nói và nói cho những người xung quanh khi mình có những cảm xúc tiêu cực để họ hiểu và thông cảm, ko cần phải kìm nén và tỏ ra ko có cảm xúc tiêu cực trước mặt con trẻ.
Ví dụ về việc cảnh báo cảm xúc như sau:
Mẹ muốn con tắt tivi nhưng nhắc 3 lần rồi cháu ko tắt
Mẹ: Con ơi, con đã xem ti vi 60p rồi. Mẹ đã nhắc 3 lần là con tắt đi rồi, mẹ sắp cáu và khi mẹ cáu mẹ sẽ nói to và mất kiểm soát đấy.
Sau khi mình đã cảnh báo mà trẻ vẫn ko làm và lúc đó mình ko kiểm soát được cáu lên thì vẫn cứ cáu. Đứa trẻ nó cũng cần nhận sự nổi giận 1 vài lần nó mới định hình ra được là nó cần làm gì. Miễn là bạn cảnh báo và nói cho bé biết tại sao mình cáu.
B2: TÌM KIẾM NGUYÊN NHÂN GÂY RA CẢM XÚC TIÊU CỰC ĐÓ ĐỂ PHÂN TÍCH XEM MÌNH CÁU GIẬN CÓ THỰC SỰ ĐÚNG KO.
Khi cơn tức giận hay buồn đã diến ra thì ít khi bạn có thể hiểu được nguyên nhân. Nhưng sau khi quan sát cảm xúc và ko làm gì cả một lúc thì cảm xúc sẽ tan biến đi. Bình thường cảm xúc tiêu cực tan xong rồi thì bạn cũng cho qua luôn.
Tuy nhiên bạn cần hướng dẫn cho con hoặc học sinh là khi bản thân đã quan sát và để cơn giận qua đi thì cần nghĩ xem nguyên nhân gì đã khiến mình tức giận để có thể nói lại cho người xung quanh biết và cũng để tránh bản thân rơi và các tình huống bùng nổ cảm xúc.
Mình thường dạy tụi nhỏ hoạt động vẽ tranh phân tích hành vi A-B-C
Ví dụ: mỗi tuần mình yêu cầu học sinh hoặc con vẽ lại hoặc viết mô tả lại một hoạt động bùng nổ cảm xúc của bản thân hoặc bạn bè dẫn tới các hành vi theo con là xấu, sau khi mình hành vi xấu thì mình đã nhận lại hậu quả gì và con sẽ làm sao để ko có hành vi tiêu cực . Khi con được luyện tập phân tích hành vi theo nguyên nhân hệ quả này con sẽ dần biết lựa chọn các hành vi cho con nhiều hệ quả tốt. Sau đó, ngoài việc làm phân tích cá nhân, mình sẽ có các hoạt động thảo luận cả gia đình để có thể hiểu mong đợi của mọi người về cách ứng xử của mình và để mình làm các hành vi phù hợp.
Quy trình vẽ hay phân tích như sau:
Tình huống:
Mình ko trả lời được câu hỏi của cô giáo, Bạn nói mình là ngu ngốc - minh bực quá - Mình đánh bạn
Hệ quả tốt: mình đánh nó đau nó ko dám nói mình ngu ngốc, mình sẽ ko cảm thấy khó chịu nữa
Hệ quả xấu:
o mình bị cô giáo phạt đứng góc lớp,
o bạn ghét mình, ko chơi với mình
o Bố mẹ bạn goi điện mách bố mẹ mình, và mình bị ăn đòn
Để tránh hệ quả xấu mình phải sửa như sau:
o Lần sau cố gắng tập trung nghe giảng để trả lời được câu hỏi
o Nếu lỡ bạn có nói mình ngu ngốc mình đáp trả: tai liền mồm, ai nói người đó tự nghe về mình
o Mình sẽ mách cô
o Khi bạn nói mình ngốc, mình nghỉ chơi với bạn
o Mình sẽ bỏ đi chỗ khác, ko gần bạn và đi uống một cốc nước….
2.3. Bước 3: NÔI DƯỠNG LÒNG BIẾT ƠN VÀ SỰ TỬ TẾ.
Bên cạnh việc quan sát, xử lý khi các cảm xúc tiêu cực bùng nổ thì cha mẹ hay học sinh cần hướng về lòng biết ơn và sự tử tế nhiều hơn. Khi trong lòng biết ơn và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực hình hành từ hai hoạt động biết ơn và tử tế thì những cảm xúc tiêu cực sẽ đến ít dần đi và biến mất.
Đây là clip nói về tác dụng của lòng biết ơn
Để nuôi dưỡng sự biết ơn thì rất đơn giản: Mình tổ chức cho học sinh và con những hoạt động nói ra mình đã cảm thấy cuộc sống của mình có điều gì tốt hơn những người xung quanh:
– Con có thể có người đưa đón đi học và ko phải đi bộ giữa trưa nắng, con biết ơn bác lái xe hàng ngày đưa đón con
– Con đươc mẹ nấu ơn cho và con biết ơn về điều đó.
– Nhìn nhận bạn bè mình và hãy viết về một điều tốt mà bạn ấy đã làm cho bạn và gửi note cảm ơn tới người đó.
Bản thân các con có thể có một sổ biết ơn, hoặc làm cây biết ơn trong lớp của bạn.
Và mình hay cho con hoặc học sinh xem các clip về sự tử tế để gieo vào tâm trí các con những hành động tử tế:
Một số hoạt động mình hay làm và cũng thường hướng dẫn các con làm như:
– Giữ cửa cho người đi sau
– Nhặt rác khi thấy kể cả trên đường
– Chào hỏi mọi người thân mật, nhất là những người phục vụ, bảo vệ.
– Nếu được gia đình hãy có một con lợn từ thiện, thỉnh thoảng để vào đó chút ít để quên góp cho bệnh nhân ung thư hay gửi vào quỹ thuốc nam.
Bạn cũng có thể làm cùng con hoạt động thử thách 21 ngày tử tế theo như hướng dẫn trong web sau:
Chỉ với mấy mẹo nhỏ này và các hoạt động thì lúc nào cũng làm được vì ko mất nhiều thời gian và công sức mà bản thân mình đã kiểm soát cảm xúc bản thân rất tốt cũng như đã lan tỏa năng lực kiểm soát cảm xúc tới các con, những người thân trong gia đình cũng như cả đồng nghiệp và bạn bè.
HÃY NHỚ BẠN CHẢ THỂ DẠY AI KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢM XÚC KHI CHÍNH BẠN CÒN ĐANG KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢM XÚC CỦA MÌNH.
Hãy nhớ quan sát chính mình và mối quan hệ của mình với những người khác trong nhà, nếu bạn hay cáu hay các mỗi quan hệ của bạn mâu thuẫn và căng thẳng thì chắc chắn con bạn sẽ khó kiểm soát cảm xúc bởi bé được bạn bơm và cho ăn quá nhiều năng lượng tiêu cực từ những người trong nhà.
P/s: nội dung dạy quản lý cảm xúc này được nghiên cứu từ CT recap, Sanford Harmony và Mindfulness của Úc và Mỹ, chứ ko phải mình tự nghĩ ra. Mình chủ có thực tập theo được 4 năm nên đúc kết và viết lại trên trải nghiệm thực tập và dạy con của mình.
 
(Nguồn: Lien eth nnguyen)