Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đúng cách rất quan trọng
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là vấn đề cấp thiết, quan trọng với ngành giáo dục. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ thích nghi nhanh với cuộc sống. Tự làm chủ cuộc sống, phòng tránh được những hiểm nguy, sống tự lập, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Cha mẹ luôn nỗ lục để dành cho con mình những gi tốt đẹp nhất. Tuy nhiên chính vì tâm lý đó nhiều cha mẹ đã quá che chở, đùm bọc con khiến bé sống thụ động và thích nghi kém với môi trường xung quanh. Vì thế nhà trường và gia đình cần hỗ trợ, hợp tác để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đúng cách và hiểu quả.
Xã hội hiện nay nảy sinh những vấn đề phức tạp, những hiểm nguy không lường trước. Đòi hỏi con người phải có kỹ năng, kiến thức để vượt qua được những thách thức đó. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết những kiến thức được học thành thái độ, giá trị, thói quen lành mạnh, kỹ năng ứng phó và vượt qua những rủi ro. Giúp trẻ có được một cuộc sống an toàn, chất lượng và hạnh phúc trong một xã hội hiện đại với văn hóa đa dạng và nền kinh tế phát triển hội nhập.
Chính vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống đúng cách cho trẻ ngay từ bậc mẫu giáo là việc vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ.
Mỗi độ tuổi trẻ phát triển rất khác nhau vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần phù hợp và đúng phương pháp.
Lợi ích khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở bậc mầm non
Trẻ ở lứa tuổi mầm non (Từ 0 – 6 tuổi) thế giới quan rất rộng mở. Trẻ rất tò mò về thế giới xung quanh hay thích khám phá, giai đoạn này trẻ cũng tiếp thu và học hỏi mọi thứ xung quanh rất nhanh. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở giai đoạn này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tích cực. Trẻ có thể hòa nhập cuộc sống nhanh chóng, xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Có kỹ năng chăm sóc và tự bảo vệ bản thân khỏi nhũng nguy hiểm bất ngờ trong cuộc sống. Ham học hỏi, lĩnh hội và tự làm giàu vốn kiến thức của chính mình. Giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và đi đúng hướng.
Những kỹ năng có thế giáo dục cho trẻ mầm non
Để có những kỹ năng, hay bất cứ hành vi tốt nào, chúng ta đều cần luyện tập và rèn luyện đúng cách và trẻ em cũng vậy.
Những kỹ năng sống cần có và có thể giáo dục trẻ là: Kỹ năng vận động, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự vệ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phản biển,…
Sau đây là ba bước cơ bản nhất về quy trình giúp trẻ tạo lập kỹ năng tốt cho trẻ.
- Trẻ có kiến thức về hành động: múc đích, đối tượng, cách thức, điều kiện hành động.
- Có sự hướng dẫn của người có kiến thức và kỹ năng cao hơn, bên cạnh đó trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử…
- Trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng, kỹ xảo đã có vào thực hành luyện tập để hình thành kỹ năng và sử dụng kỹ năng một cách linh hoạt trong nhứng điều kiện khác nhau.
Những bước giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Để hành động trở thành kỹ năng trẻ cần được rèn luyện qua một quá trình. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần phải gắn với hành động và việc làm thực tế. Trẻ cần được trải nghiệm thưc tế. Sự trải nghiệm sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc chủ động, từ đó vận dụng các kỹ năng cần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. Hàng cha mẹ và nhà trường có thể giáo dục cho trẻ qua nhiều hình thức như:
Thông qua hoạt động vui chơi
vui chơi là hoạt động mang lại nhiều hứng khởi cho trẻ cũng như cho trẻ rất nhiều cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng khác nhau để giải quyết nhiệm vụ của các trò chơi. Trong trò chơi trẻ sẽ được hóa thân thành nhiều vai trò khác nhau học hỏi, phát huy trí tưởng tượng. Để trò chơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cố gắng hoàn thành vai trò của mình, đồng thời phải hợp tác và chia sẻ với bạn bè.
Thông qua sinh hoạt hàng ngày
Sinh hoạt hàng ngày của trẻ là những hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ rèn luyện và thực hiện các công việc một cách dễ dàng. Thứ 2 trong sinh hoạt nay sinh rát nhiều vấn đề phát sinh đó chính là môi trường quý báu cho trẻ hình thành và phát triển kỹ năng sống mới.
Thông qua hoạt động sáng tạo
Các hoạt động sáng tạo như những trò chơi “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị.
Thông qua xem phim, nghe kể truyện
Nội dung các bộ phim hoặc câu chuyện sẽ là gợi ý cho trẻ trong cách hành xử và giải quyết tình huống.
Thay Lời Kết
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc cần thiết được đặt lên hàng đầu nhưng song song đó gia đình và nhà trường cũng cần chú ý tời tâm sinh lý, độ tuổi của trẻ để có thể đưa ra phương giảng dạy phù hợp. Với kỹ năng sống trẻ sẽ biết khai thác từ cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ tự nhiên với mọi người để sống một cuộc đời an toàn, hòa bình và hạnh phúc.